Xin chào, tôi là

Reynold Huynh

Nhà tư vấn, huấn luyện đầu tư,
Phát triển trường phái giao dịch
theo thuật toán.

Đôi nét về tôi

Xin chào các bạn, tôi là Reynold Huỳnh, mọi người biết đến tôi với các vai trò như một cây tư vấn đầu tư, một nhà huấn luyện giao dịch, đồng thời là người sáng lập hệ sinh thái giải pháp đầu tư FINSC (SC.TRADE - SC.EDU - SC.ROBO - SC.HOLDING - SC.GROUP). Bên cạnh đó, tôi cũng làm việc như một Freelancer, dưới đây là các kỹ năng về lập trình của tôi:

  • Python
  • PHP
  • HTML
  • CSS
  • AFL
  • MQL5
  • Javascript

Chia sẻ về công việc

Tư vấn đầu tư,
huấn luyện giao dịch

Trải qua hơn 6 năm nỗ lực phát triển bản thân, va chạm, vấp ngã vô số lần rồi lại đứng dậy làm lại trên thị trường chứng khoán. Hiện tại tôi rất vui và biết ơn cộng đồng nhà đầu tư của tôi - những người anh em luôn sát cánh cùng tôi qua từng giai đoạn thăng trầm trên thị trường.
Ngoài ra niềm vui của tôi còn nằm ở việc được chia sẻ nguồn cảm hứng, kiến thức cũng như kinh nghiệm giao dịch của mình cho nhiều nhà đầu tư thông qua các buổi Workshop và các khóa huấn luyện đầu tư đặc biệt.

Phát triển hệ thống giao dịch theo thuật toán

Tôi đã dành hơn 5000 giờ trong 4 năm qua cho việc nghiên cứu, kiểm định và tối ưu các chiến lược giao dịch, nhằm tìm kiếm những chiến lược tốt nhất, phối hợp chúng lại với nhau để xây dựng nên hệ thống giao dịch hiện tại. Công việc này đã cho tôi nhiều kinh nghiệm quý báo trong việc xây dựng thuật toán giao dịch & các kiến thức về toán học xác suất, thống kê. Hiện tại, công việc chính của tôi ở mảng này là tư vấn xây dựng hệ thống giao dịch theo thuật toán, cũng như lập trình phát triển hệ thống giao dịch cho các đối tác.

Cung cấp giải pháp đầu tư toàn diện với hst FINSC

Những năm gần đây, kể từ khi cuộc cách mạng công nghệ 4.0 bùng nổ tại Việt Nam. Trí thông minh nhân tạo, Bigdata,… được ứng dụng rộng rãi vào việc xử lý dữ liệu doanh nghiệp giúp tạo nên một diện mạo mới cho thị trường tài chính ngày nay. FINSC là một hệ sinh thái ứng dụng triệt để mọi thế mạnh công nghệ vào việc cung cấp các giải pháp đầu tư, giúp nhà đầu tư tìm hiểu về cổ phiếu dễ dàng hơn, cố vấn chiến lược đầu tư phù hợp với từng nhóm khách hàng và cung cấp các giải pháp tự động hóa giao dịch, ủy thác đầu tư.

THƯ VIỆN PHÂN TÍCH KỸ THUẬT

  • Kiến thức cơ bản
  • Mẫu hình
  • Chỉ báo

Trend - Xu hướng

Một trong những khái niệm cơ bản phân tích kỹ thuật là Trend - Xu hướng. Khái niệm Trend được xây dựng dựa trên dự đoán của các nhà đầu tư rằng giá cổ phiếu sẽ có động lực lên hoặc xuống ổn định.

Uptrend - Xu hướng tăng được xác nhận bới các những đỉnh giá mới luôn cao hơn đỉnh cũ và đáy mới cao hơn đáy cũ. Đường trendline kết nối các đáy lại thành một đường thẳng với xu hướng lên.

Downtrend - Xu hướng giảm được xác nhận bởi các đỉnh mới thấp hơn các đỉnh cũ và các đáy mới cũng thấp hơn các đáy cũ. Đường trendline kết nối lại các đỉnh lại thành một đường thẳng với xu hướng xuống.

Sideway - Đi ngang là khi giá cổ phiếu dao động trong một kênh ngang, các đỉnh và đáy thường bằng nhau và thường bị hạn chế trong một kênh hẹp.

Thị trường xu hướng lên

Thị trường xu hướng xuống

Thị trường đi ngang

Mức Fibonacci

Mức Fibonacci là mức quan trọng và dụng cụ khá tốt cho phân tích kỹ thuật để có thể đoán được các mức đảo chiều. Tính ra các mức thì nhà đầu tư có thể tìm ra các mức hỗ trợ và kháng cự mạnh cho mình để vào vị trí.

Gần như trong mỗi phần mềm giao dịch đều có «Đường Fibonacci», với dụng cụ này có thể tạo ra các mốc hỗ trợ tại các mức – 0%, 23,6%, 38.2%, 50%, 61.8%, 76,4% và 100%. Đường Fibonacci cũng có thể dùng để đo đạt giá mục tiêu trong xu hướng tăng với các mốc - 161.8%, 261.8% và 423.6%.

Dùng Fibonacci Retracement để dự đoán các mốc hỗ trợ

Dùng Fibonacci Extension để dự đoán giá mục tiêu

Mức hỗ trợ & kháng cự

Trong phân tích kỹ thuật các đường nối những đỉnh và đáy giá quan trọng gọi là đường hỗ trợ và kháng cự. Trader sử dụng những đường này để xác định điểm vào thị trường.

Mức hỗ trợ – mức mà áp lực mua chiếm ưu thế so với áp lực bán. Mức này có thể coi là phù hợp để mở vị trí mua. Phần lớn các trader ưa thích vai trò là người mua, khi giá tiệm cận mức hỗ trợ.

Mức kháng cự – mức mà áp lực bán chiếm ưu thế so với áp lực mua. Các trader sẽ mở vị trí bán khi giá tiệm cận mức kháng cự.

Mô hình lý thuyết

Diễn biến giá trên thực tế

Kênh giá

Kênh là một trong những khái niệm quan trọng của phân tích kỹ thuật. Kênh được hình thành khi giá cổ phiếu dao động giữa 2 đường kháng cự & hỗ trợ với một biên độ nhất định.

Kênh giá lên xuất hiện khi thị trường đã hình thành 1 Uptrend hoàn chỉnh. Nếu giá phá kênh dưới (cho phép có sai lệch) thì đây có thể là tín hiệu đầu tiên để bán ra.

Kênh giá xuống xuất hiện khi thị trường đã hình thành 1 Downtrend hoàn chỉnh. Nếu giá phá kênh trên (cho phép có sai lệch) thì đây có thể là tín hiệu đầu tiên để mua vào.

Khi giá cổ phiếu chưa phá kênh thì các điểm giới hạn của kênh là mức hỗ trợ và kháng cự.

Kết nối các đáy quan trọng để vẽ trenline đầu tiên xác định xu hướng sau đó vẽ tiếp đường thẳng song song với nó đi qua các đỉnh ta có một kênh giá lên

Mẫu hình tam giác

Mẫu hình tam giác một pha nghỉ giữa xu hướng hiện tại báo hiệu khả năng xu hướng còn tiếp tục, thể hiện qua sự thu hẹp về biên độ giá hình thành nên một tam giác.

Mẫu hình này phân ra làm 3 loại:
- Tam giác tăng dần
- Tam giác giảm dần
- Tam giác đối xứng

Mẫu hình tam giác tăng dần

Mẫu hình tam giác giảm dần

Mẫu hình tam giác đối xứng

Mẫu hình chữ nhật

Mẫu hình chữ nhật là mẫu hình xác nhận xu hướng hiện tại. Thể hiện sự rũ bỏ và tạo nền tảng để chuẩn bị cho pha di chuyển mạnh mẽ hơn, tiếp tục xu hướng trước đó.

Mẫu hình này phân ra làm 2 loại:
- Chữ nhật trong xu hướng tăng
- Chữ nhật trong xu hướng giảm

Mẫu hình chữ nhật trong xu hướng tăng

Mẫu hình chữ nhật trong xu hướng giảm

Mẫu hình lá cờ

"Lá cờ" là một mẫu hình tiếp tục của xu hướng ngắn hạn, báo hiệu xu hướng trước đó sẽ được duy trì trong tương lai gần sau. Các mẫu hình thường được hình thành trong vòng 1 tuần hoặc 2 tuần.

Từ biểu đồ bên cạnh ta có thể thấy sự hình thành một hình bình hành hoặc một lá cờ và có xu hướng chống lại sự dịch chuyển của giá. Sau mẫu hình này giá thường tăng rõ nét hoặc giảm rất mạnh

Mẫu hình lá cờ trong xu hướng giảm

Mẫu hình cờ đuôi nheo

"Cờ đuôi nheo" là một dạng biến thể của mẫu hình "lá cờ", báo hiệu xu hướng trước đó sẽ được duy trì trong tương lai gần sau. Các mẫu hình thường được hình thành trong vòng 1 tuần hoặc 2 tuần.

Đặc điểm nhận dạng của mô hình này là giá chuyển động với biên độ hẹp và giảm dần thể hiện sự lực nén, giá sau đó sẽ chạy rất mạnh khi phá vỡ mẫu hình

Mẫu hình cờ đuôi nheo trong xu hướng tăng

Mẫu hình cái nêm

Mô hình nêm được xác định bỏi hai đường xu hướng hội tụ gặp nhau tại đỉnh. Để hình thành mô hình cần khoảng thời gian từ 1-3 tháng và đây là môt hình tiếp diễn

Độ dốc là đặc điểm phân biệt của mô hình nêm, độ dốc này rất đáng chú ý. Hình mẫu nêm có độ dốc tương phản so với xu hướng chính trước đó. Tức là, một nêm dốc xuống cho thấy xu hướng tăng giá và hình thành nêm dốc lên là biểu hiện xu hướng giảm giá.

Mẫu hình nêm trong xu hướng tăng

Mẫu hình nêm trong xu hướng giảm

Mẫu hình vai đầu vai

Vai đầu vai là một mẫu hình kỹ thuật hết sức phổ biến với NĐT vì nó là một hình mẫu kỹ thuật đáng tin cậy nhất, đồng thời nó cũng thường được nhận ra một cách dễ dàng. Đây là một mẫu hình báo hiệu sử đảo chiều xu thế hiện tại.

Mô hình này cho thấy 3 đỉnh được hình thành, nhưng nằm ở các mức độ khác nhau: 2 đỉnh dưới, biểu hiện "vai", và 1 đỉnh cao nhất ở giữa, biểu hiện "đầu". Ngoài ra, còn có 1 đường " viền cổ" được hình thành bởi ngưỡng hỗ trợ do kết nối các đáy của 3 đỉnh lại với nhau.

Mẫu hình vai đầu vai đảo chiều giảm

Mẫu hình vai đầu vai đảo chiều tăng

Mẫu hình hai đáy/hai đỉnh

Mẫu hình hai đáy hình thành khi giá tạo thành hai điểm đáy/đỉnh liên tiếp trên cùng một đồ thị. Mô hình này chỉ hoàn thiện khi giá tăng/giảm vượt qua điểm bắt đầu hình thành đáy/đỉnh thứ hai (tức vượt qua đường Neckline sau khi đã chạm đến đáy/đỉnh thứ hai).

Mô hình hai đáy là giai đoạn chuyển đổi xu thế giảm giá thành xu thế tăng giá, là một dạng mô hình đảo chiều.

Ngược lại, mô hình hai đỉnh là giai đoạn chuyển đổi xu thế tăng giá thành xu thế giảm giá.

Thực tế cho thấy nếu NĐT nóng vội tham gia ngay từ đầu thì xác xuất thất bại là 64% còn nếu họ cố gắng đợi đến khi xuất hiện "Breakout"(điểm xác nhận đảo chiều) thật sự thì xác xuất thất bại chỉ còn 3%.

Mẫu hình hai đáy báo hiệu đảo chiều tăng

Mẫu hình hai đỉnh báo hiệu đảo chiều giảm

Mẫu hình cốc tay cầm

Mẫu hình cốc tay cầm xuất hiện khi thị đang trong xu thế tăng giá và nó củng cố xu thế đó của thị trường. Mô hình này gồm hai phần: phần cốc và phần tay cầm. Mô hình cố (3) kéo dài trong 1 đến 6 tháng còn mô hình tay cầm (5) kéo dài trong 1 đến 4 tuần.

Phần cốc hình thành sau một đợt tăng giá và có hình dạng đáy vòng xuống. Khi mô hình cố hoàn thành, một mô hình mới sẽ tiếp tục hình thành ở phía bên phải và tạo nên cái tay cầm (như hình bên).

Sau khi các cấu trúc cơ bản của mô hình đã hoàn thành việc còn lại là ta chờ đợi một phiên "Break out" để vào lệnh khi vượt lên khỏi đường viền cổ, ta gọi đó là điểm kháng cự yếu nhất (Pivot Point).

Mẫu hình cốc tay cầm lý thuyết

Mẫu hình cốc tay cầm trên đồ thị VNINDEX

MACD

Chỉ báo MACD (Moving Average Convergence Dirvegence) là chỉ báo thị trường rất phổ biến khi phân tích kỹ thuật. Nó được cấu thành bởi 3 phần chính:
1. Đường MACD: bằng hiệu số giữa đường trung bình giá trong 12 phiên gần nhất (EMA12) và đường trung bình giá trong 26 phiên gần nhất (EMA26).
2. Đường tín hiệu(signal) MACD: là đường EMA 9 của MACD.
3. Đường biểu đồ tần suất histogram: là MACD trừ đi đường tín hiệu MACD.

Có 3 cách sử dụng MACD hiệu quả:
1. Sự giao cắt của đường MACD và Signal
2. Phân kỳ histogram và giá
3. Sự phân kỳ của MACD và giá

Khi có càng nhiều tín hiệu thì độ chính xác càng cao.

Tín hiệu mua dựa trên phân kỳ MACD

RSI

Chỉ báo RSI (Relative Strength Index) dùng để đo sức mạnh hoặc độ yếu tương đối của một loại chứng khoán khi nó tự so sánh với chính nó trong một khoảng thời gian nhất định (thường dùng là 14 ngày). RSI là một công cụ đo dao động (oscillator) có biên trên và biên dưới dao động trong biên độ: 0-100.

Cách sử dụng đơn giản:
Đường 50 ở giữa, nếu RSI tăng vượt lên trên đường này, đó là xu hướng tăng giá (Bullish). Ngược lại, nếu RSI giảm xuống dưới đường này, đó là xu hướng giảm giá (Bearish).
Phía trên đường 70 được coi là vùng quá mua (overbought). Khi đó, NĐT cần chuẩn bị sẵn sàng cho bán. Khi RSI xuống dưới ngưỡng 70, đó là dấu hiệu giá chứng khoán đó sắp giảm và cần bán ra.
Phía dưới đường 30 ở được coi là vùng quá bán (oversold). Khi đó, NĐT cần chuẩn bị sẵn sàng cho mua. Khi RSI từ dưới lên và vượt ngưỡng 30, đó là dấu hiệu giá chứng khoán đó sắp tăng và cần mua vào.

Phân kỳ giá và RSI
Là hiện tượng giá tạo đỉnh cao mới nhưng RSI thì tạo đỉnh thấp, hoặc giá tạo đáy thấp mới nhưng RSI thì tạo đáy cao. Đó là sự “lệch pha” giữa giá và chỉ báo RSI, cảnh báo rằng sức mạnh của giá đã yếu dần và cảnh báo sự đảo chiều.

RSI là một trong những chỉ báo kỹ thuật hiệu quả và có tính ứng dụng nhiều nhất, ngoài các phương pháp trên RSI còn nhiều cách sử dụng với độ tin cậy và hiệu quả rất cao. Quý NĐT có thể đăng ký tham gia các khóa huấn luyện để cùng tìm hiểu chuyên sâu hơn về chỉ báo này nhé.

Tín hiệu mua dựa trên phân kỳ MACD

Tín hiệu giao dịch dựa trên phân kỳ giá và RSI

CCI

CCI – Commodity channel index là chỉ số giao động được sáng lập bởi Donald Lambert. Nó giao động giữa 2 vùng quá mua (overbought) và quá bán (oversold).

Điều kiện làm việc tốt nhất của chỉ số này là thị trường trong trạng thái ít biến động (sideways market). Nó không làm việc tốt khi thị trường đang trong 1 xu hướng rõ nét (trending market). Bởi thế nó phải được sử dụng kết hợp với các chỉ báo khác, tốt nhất là dùng kết hợp với các chỉ số định hướng Directional Movement Index (DMI).

Giao dịch dựa trên tín hiệu phân kỳ:
Dấu hiệu mua:
· Chỉ số CCI dưới mức -100 và tăng lên cắt đường -100.
· Có sự phân kỳ giữa chỉ số CCI và giá, khi CCI tăng và giá cổ phiếu tiếp tục giảm hoặc giữ nguyên.
Dấu hiệu bán:
· Chỉ số CCI trên mức 100 và giảm xuống cắt đường 100.
· Có sự phân kỳ giữa chỉ số CCI và giá, khi CCI giảm và giá cổ phiếu tiếp tục tăng hoặc giữ nguyên.

Giao dịch với CCI dựa trên tín hiệu phân kỳ

MFI

Chỉ báo dòng tiền MFI – Money Flow Index là chỉ báo kỹ thuật dùng để đo sức mạnh của dòng tiền ra vào của một chứng khoán trong giai đoạn phân tích. MFI liên quan chặt chẽ với RSI (relative strength index) nhưng RSI liên quan với giá chứng khoán, còn MFI liên quan đến khối lượng (theo cách tính).

MFI cũng chỉ ra sự phân kỳ giữa chỉ số và giá. Khi giá có xu hướng đi lên cao và MFI có xu hướng đi xuống thấp (hoặc ngược lại), thì khả năng đảo chiều có thể xảy ra.

Phương pháp sử dụng:
Nên bán khi MFI ở trên 80 điểm và mua khi MFI ở dưới 20 điểm. Hoặc bán khi MFI có tín hiệu đi xuống và mua khi MFI có dấu hiệu đi lên đối với các nhà lướt sóng ngắn hạn. Tuy nhiên cần xem xét thêm RSI, Momentum, ADX và PSAR và xu thế thị trường để xét đoán chính xác hơn.

Giao dịch với MFI dựa trên tín hiệu phân kỳ

STOCHASTIC

Chỉ báo Stochastic: là 1 trong những chỉ báo dùng để nhận biết sự đảo chiều của thị trường.
Chỉ báo Stochastic bao gồm hai đường: Đường nhanh %K (fast stochastic), đường chậm %D (low stochastic). Đường nhanh ảnh hưởng nhạy đến giá trong khi đó đường chậm chỉ đơn thuần là kết quả cân bằng của đường nhanh.

Thông thường những vùng overbought/oversold là những vùng chỉ báo có sự biến động. Tín hiệu bán khi chỉ báo stoc tăng mạnh lên trên 80 và cho tín hiệu mua khi stoc rơi xuống dưới 20.

Khi fast stochastic (%K) cắt low stochastic (%D) và hướng từ dưới lên sẽ cho tín hiệu mua, việc này có hiệu quả cao khi nằm trong vùng dưới 20. Tương tự, khi %K cắt %D từ trên xuống sẽ cho tín hiệu bán, điều này có hiệu quả cao khi nằm trong vùng trên 80.

Phân kỳ: Khi đường giá tăng nhưng đường stochastic giảm thì cho tín hiệu bán. Khi đường giá giảm mà đường stochastic tăng thì sẽ cho tín hiệu mua.

Các tín hiệu giao dịch dựa trên STO

Chỉ báo DMI & ADX

Chỉ báo ADX (Average Directional Movement Index) là một phần quan trọng không thể thiếu khi sử dụng chỉ báo DMI. ADX là chỉ báo xu hướng nhưng nó không phản ánh hướng đi của xu hướng. NĐT cần kết hợp giữa chúng để công tác dự báo được tốt nhất.

DMI là 1 phần của chỉ báo ADX. DMI bao gồm 2 đường DI+ và DI-, hiểu một cách đơn giản là DI+ cắt lên DI- cho tín hiệu mua và ngược lại cho tín hiệu bán. Lưu ý, tín hiệu này thường xuyên bị nhiễu nên sẽ tốt nhất khi được sử dụng phối hợp với chỉ báo ADX

Để xác định được xu hướng một cách rõ ràng, NĐT cần chú ý đến những tín hiệu sau của ADX:
- Một xu hướng tăng giá mạnh hay giảm giá mạnh thì ADX đều tăng liên tục.
- ADX dưới 20: thị trường không có xu hướng.
- ADX tăng từ dưới lên trên 20: báo hiệu bắt đầu một xu hướng mới. Lúc này bắt đầu suy nghĩ đến việc mua hoặc bán trong xu hướng ngắn hiện tại.

Tín hiệu giao dịch dựa trên DMI

Tín hiệu giao dịch dựa trên ADX

Dải Bollinger

Dải Bollinger (Bollinger Bands) được John Bollinger phát triển là một công cụ cho phép người sử dụng so sánh độ bất ổn định và các mức giá liên quan theo một khoảng thời gian. Công cụ này bao gồm 03 đường được thiết kế để bao quanh phần lớn hoạt động của giá một cổ phiếu:
- Một đường trung bình ở giữa
- Một đường bên trên (SMA cộng 2 standard deviations)
- Một đường bên dưới (SMA trừ 2 standard deviations)

Đường giá xuống dải Bollinger dưới: tín hiệu mua được hình thành khi giá đi xuống và chạm đường Bollinger dưới, khả năng bật lên lại của đường giá sẽ có thể xuất hiện. Tức là đường Bollinger dưới như một đường hỗ trợ.

Đường giá lên dải Bollinger trên: tín hiệu bán được hình thành khi giá đi lên và chạm đường Bollinger trên, khả năng quay xuống của đường giá sẽ có thể xuất hiện. Tức là đường Bollinger trên như một đường kháng cự.

Tóm lại, giá có xu hướng ở trong và sẽ muốn di chuyển vào trong dải Bollinger mỗi khi nó chuyển động ra bám sát hoặc vượt qua đường Bollinger trên hoặc dưới.

BBs Double Bottom Buy:
Được tạo thành khi giá vượt qua đường bollinger dưới và nằm bên trên đường bollinger dưới sau khi tạo tiếp mức giá thấp tiếp theo. Mức giá thấp sau có thể cao hơn hoặc thấp hơn so với mức giá thấp trước đó. Điều quan trọng là mức thấp thứ hai phải nằm trên đường bollinger dưới.

BBs Double Top Sell:
Được tạo thành khi giá vượt qua đường bollinger trên và đỉnh của đợt tăng giá kế tiếp không vượt qua được đường bollinger trên. Giá chuyển sang xu hướng xuống được xác định khi giá di chuyển xuống bên dưới đường bollinger giữa

Bollinger Bands đóng vai trò là các ngưỡng kháng cự, hỗ trợ.

Chiến lược Bollinger bands Double Bottom Buy

Chiến lược Bollinger bands Double Bottom Sell

Dải Bollinger Bands thu hẹp tạo nền tảng tích lũy

Đường trung bình di động (SMA, EMA,...)

Đường trung bình MA là cách làm phẳng biến động giá theo thời gian. Nghĩa là bạn lấy giá trị trung bình của giá đóng trong một khoảng thời gian “t”.
Giống như mọi công cụ, nó được sử dụng để hỗ trợ chúng ta tiên đoán giá trong tương lai. Nhìn vào độ dốc của đường trung bình bạn có thể đoán giá sẽ biến đổi như thế nào.

Nên dùng SMA hay EMA?
Trước tiên hãy bắt đầu với một đường EMA. Khi bạn muốn một đường trung bình phản ánh hoạt động giá nhanh hơn thì một đường EMA với số khoảng thời gian ngắn là cách tốt nhất. Điều này có thể giúp bạn nắm bắt xu hướng giá rất sớm và kết quả là lợi nhuận cao hơn.
Với một đường SMA, khi bạn muốn một đường trung bình phẳng hơn và phản ánh chậm hơn hoạt động giá cả, thì một SMA với số khoảng thời gian dài hơn là cách tốt nhất. Mặc dù nó chậm phản ánh hoạt động giá, nó sẽ giúp bạn không bị sai lầm. Mặt trái là nó có thể làm bạn quá chậm và bạn có thể lỡ mất một cơ hội giao dịch tốt.

Vậy thì cái nào tốt hơn? Thật khó để bạn quyết định. Nhiều người giao dịch vẽ nhiều đường trung bình khác nhau để có một cái nhìn tổng quát. Họ có thể sử dụng đường SMA với số khoảng thời gian dài để tìm xu hướng bao quát và sau đó sử dụng đường EMA với số khoảng thời gian ngắn để xác định thời điểm tốt để giao dịch.

Thực tế, nhiều hệ thống giao dịch được xây dựng dựa trên “Các giao cắt đường trung bình”. Chúng ta cùng xem ảnh minh họa các chiến lược ở hình bên.

Hệ thống giao dịch theo đường trung bình di động được xem là kim chỉ nam của phương pháp giao dịch theo xu hướng. Hệ thống này có tính biến hóa cao, tùy theo cách xây dựng của mỗi người mà mang lại từng hiệu quả riêng biệt. Quý nhà đầu tư có thể đăng ký tham gia các khóa huấn luyện giao dịch, để cùng tìm hiểu các chiến lược chuyên sâu hơn của hệ thống này.

Chiến lược mua (cơ bản) theo SMA

Chiến lược bán (cơ bản) theo SMA

Đầu tư là một nghệ thuật

"Đầu tư đúng cổ phiếu sẽ giúp bạn kiếm thật nhiều tiền,
Đầu tư đúng thời điểm sẽ giúp bạn kiếm tiền thật nhanh,
Đầu tư đúng kiến thức sẽ giúp bạn kiếm tiền bền vững."